Các loại lãi suất thẻ tín dụng, cách tính và thời điểm phảt sinh

455

Thẻ tín dụng là công cụ phổ biến giúp quản lý tài chính cá nhân. Điểm quan trọng trong việc sử dụng thẻ là hiểu rõ về các loại lãi suất thẻ tín dụng mà nó có thể phát sinh, cách tính toán chúng và thời điểm chúng xuất hiện. Việc này không chỉ giúp người dùng tận dụng ưu đãi mà còn tránh được những chi phí không mong muốn khi sử dụng thẻ tín dụng.

1. Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Hiểu được lãi suất thẻ tín dụng giúp bạn tránh được những lãi suất không đáng có.

lai-suat-the-tin-dung

1.1. Khái niệm lãi suất thẻ tín dụng

Lãi suất thẻ tín dụng là một chi phí mà chủ thẻ phải trả nếu không hoàn trả đủ số tiền đã chi tiêu trong khoảng thời gian miễn lãi, thường là 45 ngày. Thẻ tín dụng giúp chủ thẻ chi tiêu linh hoạt và trả tiền sau. Tuy nhiên, nếu không thanh toán đúng hạn, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất, là khoản phí phạt để bù đắp cho việc không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Việc quản lý thời hạn thanh toán là quan trọng để tránh chi phí lãi suất không mong muốn.

1.2. Lãi suất thẻ tín dụng phát sinh khi nào?

Lãi suất thẻ tín dụng là chi phí phát sinh khi chủ thẻ không thanh toán dư nợ đúng hạn. Có hai trường hợp chính khiến lãi suất này phát sinh:

  • Không trả dư nợ tối thiểu đúng hạn: Chủ thẻ phải trả một khoản phí nếu không thanh toán mức dư nợ tối thiểu đúng hạn, thường là từ 4-6% của dư nợ tối thiểu.
  • Không thanh toán toàn bộ dư nợ trong thời gian miễn lãi 45 ngày: Nếu chủ thẻ không thanh toán toàn bộ số tiền dư nợ trong thời gian miễn lãi, lãi suất sẽ được tính trên toàn bộ số tiền đã sử dụng, thường ở mức cao, khoảng trên 20%.

Ngoài ra, việc sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thực hiện các giao dịch quy đổi ngoại tệ cũng có thể tạo ra chi phí lãi suất.

=> Xem thêm: So Sánh Thẻ ATM và Thẻ Tín Dụng: Điểm Khác Biệt và Ưu Điểm

1.3. Thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng

Thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng là một quãng thời gian quan trọng giữa các chu kỳ thanh toán. Cụ thể:

  • Ngày sao kê thẻ tín dụng: Là thời điểm mà ngân hàng chốt và cập nhật các giao dịch của khách hàng trong một tháng.
  • Chu kỳ thanh toán: Được đo từ ngày chốt sao kê của tháng này đến ngày chốt sao kê của tháng sau, thường kéo dài 30 ngày.
  • Thời gian ân hạn: Là thời kỳ mà ngân hàng gia hạn thêm để khách hàng có thể thu xếp tài chính và thực hiện thanh toán, thường khoảng 15-20 ngày.

Thời gian miễn lãi này giúp người dùng tận dụng để chi tiêu và có thêm thời gian để chuẩn bị thanh toán mà không phải chịu lãi suất.

lai-suat-the-tin-dung

2. Các loại lãi suất thẻ tín dụng

Bên cạnh lãi suất áp dụng khi thanh toán không đúng hạn, còn một số lãi suất khác được tính trên các giao dịch tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng. Chi tiết như sau:

2.1. Lãi suất chung

Bản chất của thẻ tín dụng là hình thức vay tiêu dùng, cho phép chi tiêu trước và thanh toán sau. Vì vậy, mức lãi suất thường tương tự như các khoản vay thông thường, có sự biến động từ 12-17%, phụ thuộc vào ngân hàng và loại sản phẩm thẻ tín dụng cụ thể.

2.2. Lãi suất rút tiền mặt

Việc sử dụng thẻ để rút tiền mặt từ ATM/POS sẽ gây chi phí thêm, với mức phí rút tiền thường dao động từ 3-5% giá trị giao dịch.

2.3. Lãi suất đổi ngoại tệ

Đây là chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch tại các quốc gia khác. Mức lãi suất dành cho phí chuyển đổi ngoại tệ thường dao động từ 2-4% của số tiền giao dịch, tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Tuy nhiên, với sự tiện lợi của việc sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu trên phạm vi toàn thế giới, mức phí này cũng là một chi phí hợp lý.

3. Cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Mỗi loại lãi suất thẻ tín dụng sẽ có cách tính khác nhau. Cụ thể:

3.1 Khi ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng tại máy ATM

Khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại máy ATM hoặc máy POS, bạn sẽ phải chịu phí rút tiền, và chi phí này sẽ được tính sau khi giao dịch kết thúc. 

Ví dụ, nếu bạn rút tiền vào ngày 1/4 với số tiền là 3 triệu, chu kỳ thanh toán từ 1/4 đến 15/5, và mức lãi suất là 20%, cùng với phí rút tiền mặt là 3%, khi bạn thanh toán vào ngày 20/5, các khoản phí bạn phải chi trả bao gồm:

  • Phí rút tiền mặt: 3 triệu x 3% = 90.000 VNĐ
  • Lãi suất tính từ ngày 1/4 đến 20/5: 3 triệu x 20% / 365 x 50 ngày = 82.192 VNĐ.

Tổng chi phí phải trả khi rút tiền mặt tại ATM là: 90.000 + 82.192 = 172.192 VNĐ.

=> Xem thêm: Dư nợ thẻ tín dụng là gì? Thông tin từ A-Z và cách thanh toán dư nợ

3.2. Khi thực hiện các giao dịch mua sắm hàng hóa, dịch vụ

Chủ thẻ khi thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ với thẻ tín dụng sẽ đối mặt với hai trường hợp tính lãi suất khác nhau.

Trường hợp 1:

Nếu vào ngày đến hạn thanh toán, chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư trên sao kê, bao gồm cả dư nợ của kỳ trước, dư nợ rút tiền mặt và thanh toán hàng hóa, dịch vụ, lãi, phí, và phạt (nếu có) của kỳ sao kê đó, ngân hàng sẽ không tính lãi suất cho toàn bộ giao dịch trong kỳ sao kê đó của chủ thẻ.

Ví dụ: Bạn sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi là 45 ngày. Chu kỳ thanh toán là từ ngày 30/4-30/5, ngày đến hạn thanh toán là 15/6, lãi suất áp dụng là 20%/năm. Không có dư nợ đầu kỳ và trong 30 ngày của tháng 5 đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

  • Ngày 8/5 thanh toán mua hàng tại Big C 3 triệu.
  • Ngày 15/5 thanh toán tiền hóa đơn 2 triệu.
  • Ngày 10/6 trả ngân hàng tổng 5 triệu.

Như vậy, bạn đã hoàn thành nghĩa vụ trong thời gian miễn lãi và bạn sẽ không bị mất bất kỳ một khoản phí nào.

Trường hợp 2:

Tới thời hạn thanh toán, chủ thẻ chỉ trả nợ ít nhất bằng khoản thanh toán tối thiểu, ngân hàng sẽ tính lãi đối với tất cả các giao dịch trong kỳ sao kê kể từ ngày giao dịch thẻ được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ của ngân hàng cho đến ngày trả nợ. Phần dư nợ còn lại (gốc, lãi, phí, phạt) chưa thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi và được thể hiện trên sao kê của kỳ sao kê tiếp theo.

Ví dụ: Bạn sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi là 45 ngày. Chu kỳ thanh toán là từ ngày 30/4-30/5, ngày đến hạn thanh toán là 15/6, lãi suất áp dụng là 20%/năm, số dư nợ tối thiểu cần thanh toán là 5% tổng tiền chi tiêu. Không có dư nợ đầu kỳ và trong 30 ngày của tháng 5 đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

  • Ngày 8/5 thanh toán mua hàng tại Big C 3 triệu. Dư nợ 1 là 3 triệu.
  • Ngày 15/5 thanh toán tiền hóa đơn 2 triệu. Dư nợ 2 là 5 triệu.
  • Ngày 30/5 trả ngân hàng 3 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 2 triệu.
  • Trong trường hợp này, bạn đã thanh toán đủ số dư tối thiểu và dư nợ tại thời điểm ngày 15/6 vẫn còn 2 triệu thì số tiền lãi sẽ bị tính gồm:
  • Số dư nợ 1 từ ngày 8/5 đến 14/5: Tiền lãi = 3 triệu x 20%/365 x 7 ngày = 11.507 VNĐ.
  • Số dư nợ 2 từ ngày 15/5 đến 29/5: Tiền lãi = 5 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 41.096 VNĐ.
  • Số dư nợ 3 từ ngày 1/6 đến 15/6: Tiền lãi = 2 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 16.438 VNĐ.
  • Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán tới ngày 15/6 là:
  • 11.507 + 41.096 + 16.438 = 69.041 VNĐ

Ngoài ra, số tiền 2 triệu vẫn bị tính tiếp lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán trả ngân hàng.

3.3 Tính lãi suất trong trường hợp không thanh toán khoản thanh toán tối thiểu

Trong trường hợp khách hàng không thanh toán khoản dư nợ tối thiểu (thường là từ 5-10% tổng số tiền chi tiêu), họ sẽ phải đối mặt với khoản phí phạt trả chậm và lãi suất quá hạn.

Trong vòng 60 ngày đầu kể từ ngày đến hạn thanh toán, khoản thanh toán tối thiểu sẽ bị tính phạt chậm trả và lãi suất quá hạn (tính bằng lãi suất trong hạn). Số dư nợ còn lại (sau khi trừ đi số tiền thanh toán tối thiểu) vẫn sẽ phải chịu lãi suất trong hạn.

Nếu sau 60 ngày, chủ thẻ không thanh toán đủ khoản thanh toán tối thiểu, toàn bộ dư nợ chưa thanh toán sẽ phải chịu lãi suất quá hạn (tính bằng lãi suất trong hạn) và khoản phạt trả chậm.

Ví dụ:

Bạn sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi là 45 ngày. Chu kỳ thanh toán là từ ngày 30/4-30/5, ngày đến hạn thanh toán là 15/6, lãi suất áp dụng là 20%/năm, số dư nợ tối thiểu cần thanh toán là 5% tổng tiền chi tiêu. Phí trả chậm tối thiểu là 150.000 VNĐ hoặc bằng 5% số dư tối thiểu cần trả.

  • Ngày 8/5 thanh toán mua hàng tại Big C 3 triệu. Dư nợ 1 là 3 triệu.
  • Ngày 15/5 thanh toán tiền hóa đơn 2 triệu. Dư nợ 2 là 5 triệu.
  • Ngày 20/6 trả ngân hàng 3 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 2 triệu.
  • Trong trường hợp này, bạn đã không thanh toán đủ số dư tối thiểu và dư nợ tại thời điểm ngày 15/6 vẫn còn 5 triệu thì số tiền lãi sẽ bị tính gồm:
  • Số dư nợ 1 từ ngày 8/5 đến 14/5: Tiền lãi = 3 triệu x 20%/365 x 7 ngày = 11.507 VNĐ.
  • Số dư nợ 2 từ ngày 15/5 đến 20/6: Tiền lãi = 5 triệu x 20%/365 x 36 ngày = 98.360 VNĐ.
  • Tính phí trả chậm: (5% x 5 triệu) x 5% phí trả chậm = 12.500 VNĐ (ít hơn 150.000 VNĐ nên tính phí trả chậm là 150.000 VNĐ).
  • Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán tới ngày 20/6 là:
  • 11.507 + 98.360 + 150.000 = 259.867 VNĐ.

Ngoài ra, số tiền 2 triệu vẫn bị tính tiếp lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán trả ngân hàng.

=> Xem thêm: Cách huỷ thẻ tín dụng | Những lưu ý mà bạn không nên bỏ qua

4. Những lưu ý để tránh bị phát sinh lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng

Việc sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và có kế hoạch sẽ giúp tránh được những rủi ro về lãi suất và nợ, đồng thời bảo vệ tình trạng tài chính cá nhân. 

4.1 Thanh toán dư nợ đúng hạn

Một trong những biện pháp quan trọng để tránh phát sinh lãi suất là thanh toán dư nợ đúng hạn. Thanh toán đúng hạn không chỉ giúp duy trì độ tốt của điểm tín dụng mà còn tránh khỏi mức lãi suất cao do việc trễ hạn thanh toán.

4.2 Thanh toán dư nợ càng sớm càng tốt vì lãi suất tính theo dư nợ giảm dần

Thực hiện thanh toán dư nợ càng sớm có thể giúp giảm thiểu lãi suất phát sinh. Lãi suất thẻ tín dụng thường tính theo dư nợ giảm dần, do đó, việc thanh toán sớm sẽ giúp giảm tổng lãi suất phải trả.

4.3 Rút tiền mặt từ thẻ khi thực sự cần thiết

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nên được thực hiện chỉ khi thực sự cần thiết. Việc này giúp tránh phải chịu mức lãi suất cao và các khoản phí rút tiền mặt.

4.4 Chi tiêu hợp lý trong mức có thể chi trả được

Quản lý chi tiêu một cách hợp lý là yếu tố quan trọng để tránh nợ và lãi suất phát sinh. Chủ thẻ cần đặt ra một kế hoạch chi tiêu dựa trên thu nhập và khả năng thanh toán để tránh việc tích lũy nợ không kiểm soát.

5. Mẹo dùng thẻ tín dụng thông minh để tận dụng thời gian miễn lãi

Một số bí quyết hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn tận dụng thời gian miễn lãi để thu xếp tài chính và đặc biệt là tối ưu chi phí tiền lãi.

5.1. Mẹo sử dụng để tận dụng thời gian miễn lãi

Thời gian miễn lãi tối đa thường được các ngân hàng áp dụng là khoảng 45 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu bạn thanh toán đủ thì không bị tính lãi. Vì thế cần nắm rõ những mẹo sử dụng thẻ tín dụng sau đây:

  • Tận dụng thời gian miễn lãi bằng cách chi tiêu vào đầu chu kỳ thanh toán sẽ giúp bạn có thời gian miễn lãi dài nhất, cân đối tài chính một cách hiệu quả.
  • Giảm mua sắm khi gần ngày sao kê để tránh mất lãi suất nếu thời gian miễn lãi không còn nhiều. Việc chi tiêu lớn có thể làm tăng chi phí lãi suất.
  • Kiểm tra lịch sử giao dịch giúp bạn cân nhắc chi tiêu một cách hợp lý. Nếu khả năng chi trả không đủ, hãy hạn chế chi tiêu cho đến kỳ thanh toán mới.
  • Thanh toán dư nợ tự động giúp tránh quên thanh toán, giảm rủi ro phải trả lãi suất và phí nộp chậm.
  • Thanh toán hết dư nợ giúp hưởng ưu đãi miễn lãi trong các kỳ tiếp theo, vì ngân hàng thường không áp dụng thời gian miễn lãi khi còn dư nợ từ kỳ trước.

5.2. Mẹo sử dụng để tránh bị đánh lãi suất cao

Bị tính lãi suất cao trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng là điều không ai mong muốn. Để tránh được tình trạng này bạn hãy áp dụng những bí quyết sau:

  • Tìm hiểu và chọn ngân hàng, thẻ tín dụng có lãi suất quá hạn ưu đãi. Sự chọn lựa thông minh giúp tránh lãi suất cao.
  • Thanh toán đúng hạn là quan trọng để tránh lãi suất cao và phí trả chậm. Lưu ý hạn thanh toán, kiểm tra thông báo từ ngân hàng để tránh quên.
  • Thanh toán từng phần một, càng sớm càng tốt giúp giảm tổng lãi suất phải trả, vì lãi suất thẻ tín dụng thường tính theo dư nợ giảm dần.
  • Rút tiền mặt bằng thẻ cần được cân nhắc, chỉ nên khi thực sự cần thiết để tránh mất phí rút tiền và chi phí lãi suất cao.
  • Lên kế hoạch chi tiêu trong khả năng trả nợ giúp sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, tránh nợ nần và bảo vệ tình trạng tài chính cá nhân.

Tìm hiểu về các loại lãi suất thẻ tín dụng, cách tính và thời điểm phát sinh trên thẻ giúp người sử dụng có cái nhìn toàn diện và thông minh về quản lý tài chính. Việc nắm bắt thông tin này giúp tránh được những rủi ro về lãi suất cao và phí phạt, đồng thời tối ưu hóa lợi ích và tiết kiệm chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here